
Ba Mẹo Chọn chống ồn phù hợp khi phải ở nơi ồn ào thời gian dài
Nguyễn Hồng Thái
Thứ Năm,
10/04/2025
7 phút đọc
Nội dung bài viết
Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào. Một số âm thanh có thể gây tổn thương thính giác, dẫn đến mất thính lực, ù tai (tiếng kêu trong tai), và khó khăn trong giao tiếp – đặc biệt là trong môi trường có nhiều tiếng ồn nền. Tổn thương thính giác do tiếng ồn gây ra là vĩnh viễn và không thể chữa khỏi.
Nếu bạn không thể giảm thiểu sự tiếp xúc với tiếng ồn bằng cách vặn nhỏ âm lượng, tránh xa nguồn âm thanh, hoặc giới hạn thời gian tiếp xúc, thì việc sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác là lựa chọn duy nhất của bạn. Tuy nhiên, thiết bị bảo vệ thính giác có rất nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và kích cỡ – vậy làm sao bạn biết đâu là loại phù hợp nhất với mình?
Bước 1: Đo mức độ tiếng ồn
Điều đầu tiên cần xem xét khi chọn thiết bị bảo vệ thính giác là liệu thiết bị đó có thể chặn đủ tiếng ồn để giảm mức tiếp xúc xuống mức an toàn hay không. Tin tốt là phần lớn các môi trường làm việc công nghiệp có mức tiếng ồn dưới 95 dBA, nghĩa là hầu hết người lao động chỉ cần giảm khoảng 10 dB để đáp ứng Giới hạn Phơi nhiễm Khuyến nghị là 85 dBA. Gần như bất kỳ thiết bị bảo vệ thính giác nào, nếu được đeo đúng cách, đều có thể giảm được 10 dB âm thanh.
Nếu bạn không biết mức tiếng ồn tại nơi làm việc của mình, bạn có thể đo bằng các ứng dụng trên điện thoại Iphone hoặc Androi
Môi trường càng ồn thì cần thiết bị chống ồn càng cao, nhưng hãy cẩn thận với việc giảm tiếng ồn quá mức vì bạn sẽ cảm thấy bị cô lập và khó nhận biết môi trường xung quanh. Việc bảo vệ quá mức có thể phản tác dụng, vì bạn có thể cảm thấy cần tháo thiết bị ra để nghe người khác nói chuyện hoặc theo dõi âm thanh từ máy móc. Mục tiêu là giảm tiếng ồn xuống mức 75–85 dBA, vừa đủ để an toàn vừa đủ để theo dõi xung quanh bạn.
Chỉ số Noise Reduction Rating (NRR) hoặc Single Number Rating (SNR) trên bao bì thiết bị thể hiện mức tiếng ồn mà thiết bị chặn được trong điều kiện phòng thí nghiệm dùng để bạn tham khảo nhé ạ.
Bước 2: Lựa chọn phù hợp với điều kiện môi trường và bản thân
Kính bảo hộ (và thậm chí cả kính mắt thông thường) có thể làm giảm độ kín của chụp tai quanh tai, khiến âm thanh rò rỉ vào trong. Chụp tai cũng có thể ảnh hưởng đến độ vừa của mũ bảo hộ hoặc mũ bảo hiểm. Một số loại chụp tai được thiết kế dạng "thấp" hoặc gắn trực tiếp vào mũ bảo hộ, giúp giải quyết vấn đề này. Hãy đảm bảo rằng thiết bị bảo vệ thính giác của bạn tương thích với các thiết bị bảo hộ khác mà bạn sử dụng trong công việc.
Cũng cần cân nhắc loại tiếng ồn mà bạn tiếp xúc — tiếng ồn liên tục hay gián đoạn trong ngày? Bạn có làm việc cố định tại một vị trí hay di chuyển nhiều giữa các khu vực?
Chụp tai dễ tháo và đeo lại hơn nút tai, nên phù hợp hơn với những nơi có tiếng ồn gián đoạn.
Nếu không thể dùng chụp tai (vì vướng thiết bị khác), thì nút tai làm sẵn (pre-formed) sẽ tiện lợi hơn so với nút tai bằng bọt (foam), vốn cần cuộn lại bằng tay trước khi đeo.
Bạn cũng có thể dùng thiết bị bảo vệ thính giác có khả năng điều chỉnh theo mức âm thanh (level-dependent) – chúng cho phép âm thanh đi qua khi tiếng ồn nền thấp, và tự động bảo vệ khi tiếng ồn tăng cao.
Tay bạn có thường xuyên bị dơ khi làm việc không? Nếu có, hãy tránh dùng nút tai bằng bọt, vì loại này cần cuộn lại bằng ngón tay trước khi đeo. Trừ khi nơi làm việc có sẵn bồn rửa tay và bạn có đủ thời gian để vệ sinh mỗi lần đeo, bạn nên chọn loại khác.
Bạn có làm việc trong không gian hẹp không? Chụp tai có thể không tiện dùng trong khu vực chật chội. Làm việc trong điều kiện nóng hoặc lạnh khắc nghiệt thì sao? Chụp tai có thể gây nóng và khó chịu trong môi trường nóng, hoặc mất tác dụng nếu đệm tai bị cứng trong môi trường lạnh.
Cuối cùng, hãy nghĩ đến việc bạn cần nghe người khác nói thường xuyên đến mức nào khi đang đeo thiết bị bảo vệ. Nếu giao tiếp bằng lời là điều phổ biến, hoặc nếu âm thanh trung thực là điều quan trọng (ví dụ như với nhạc công), bạn có thể sử dụn thiết bị bảo vệ thính giác suy giảm âm phẳng (flat attenuation). Ngoài ra, tai nghe giao tiếp chuyên dụng cũng có thể cải thiện việc nghe nói trong môi trường cực kỳ ồn ào. Đây sẽ là thiết bị điện tử vì vậy có thể sẽ đắt tiền hơn rất nhiều so với các sản phẩm cơ học
Bước 3: Chọn Thiết Bị Thoải Mái và Tiện Lợi Nhất
Hãy nhớ rằng thiết bị bảo vệ thính giác chỉ phát huy hiệu quả khi bạn sử dụng nó đúng cách và đều đặn mỗi lần tiếp xúc với tiếng ồn nguy hiểm. Vì vậy, hãy chọn loại thoải mái và tiện lợi, giúp bạn sẵn sàng sử dụng thường xuyên
Nhiều người thấy nút tai dễ chịu hơn chụp tai, đặc biệt là khi phải đeo trong thời gian dài hoặc làm việc trong môi trường nóng.
Nút tai nhẹ, dễ cất giữ, và tiện mang theo để sử dụng bất ngờ khi cần.
Tuy nhiên, nút tai có thể khó đeo đúng cách hơn, đặc biệt nếu bạn chưa quen. Một số loại nút tai có nhiều kích cỡ khác nhau, nên bạn có thể cần hỗ trợ để xác định kích cỡ phù hợp.
Nếu ống tai bạn hẹp hoặc cong, có thể sẽ khó tìm được nút tai vừa vặn.
Nút tai thường có giá rẻ, nhưng cũng cần thay mới thường xuyên; nhiều loại được thiết kế để dùng một lần rồi bỏ.
Hình: Nút tai đeo sai – Nút tai đeo chưa hết – Nút tai đeo đúng cách
Nút tai đeo sai (Badly-inserted earplug): Nút tai chỉ được đặt hờ bên ngoài ống tai, không tạo được độ kín, gần như không có tác dụng giảm tiếng ồn.
Nút tai đeo chưa hết (Semi-inserted earplug): Nút tai được đưa vào một phần, nhưng vẫn chưa đủ sâu để đạt hiệu quả tối ưu.
Nút tai đeo đúng cách (Properly-inserted earplug): Nút tai được nhét sâu và đúng hướng trong ống tai, tạo độ kín tốt giúp giảm tiếng ồn hiệu quả.
💡 Mẹo kiểm tra nhanh: Khi đeo đúng, bạn sẽ thấy đầu nút tai chỉ nhô ra một chút, và âm thanh xung quanh sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể thử kiểm tra bằng cách úp rồi mở tay lên tai – nếu âm thanh không thay đổi nhiều, bạn đang đeo đúng.
Trong khi đó, chụp tai thường là thiết bị có kích cỡ chuẩn (one-size). Nhiều người thấy chụp tai dễ đeo đúng cách và đảm bảo độ kín hơn so với nút tai. Chúng cũng dễ tháo ra và đeo lại nhanh chóng, nên rất phù hợp trong các môi trường có tiếng ồn gián đoạn.