Amiang nguy hiểm như thế nào
Nguyễn Hồng Thái
Thứ Tư,
16/04/2025
18 phút đọc
Nội dung bài viết
Amiăng là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp nghiêm trọng nhất. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp có liên quan amiăng.
Amiăng là silicát kép của Can xi (Ca) và Magie (Mg), chứa SiO2 có trong tự nhiên. Amiăng gồm 02 nhóm: (a) Nhóm Serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng) có dạng xoắn và cũng là loại sợi Amiăng duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đã cấm sử dụng và tiêu thụ mọi hình thức Amiăng thì một số quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển và ở Việt Nam Amiăng trắng vẫn tiếp tục được sử dụng; (b) Nhóm Amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite (Amiăng xanh), Tremolite, Anthophylite. Nhóm sợi Amphibole có cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là Amiăng màu đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu thông từ cách đây 20 năm.
Trên thế giới, amiăng được sản xuất với sản lượng khoảng 2 triệu tấn một năm. Bốn nước sản xuất amiăng hàng đầu thế giới là: Nga, Trung Quốc, Brazil và Kazakhstan. Từ năm 2010 đến nay 4 nước này sản xuất amiang chiếm từ 94% đến 99% tổng sản lượng của thế giới. Năm 2011, Châu Á và Trung đông tiêu thụ 85% lượng amiăng toàn cầu. Hiện nay chỉ còn 35 nước sử dụng amiăng trắng – 54 nước đã cấm sử dụng.
Ở Việt Nam Amiăng trắng (Chrysotile) được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp A-C và hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn nhập khẩu Amiăng vào Việt Nam chủ yếu từ Nga (85%), Trung Quốc, Kazakhstan… Từ 10 năm nay Việt Nam luôn đứng trong tốp 10 nước tiêu thụ Amiăng nhiều nhất thế giới. Trung bình hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 65.000 tấn Amiăng nguyên liệu. Năm 2012 là gần 79.000 tấn (đứng thứ 6) và top 5 các nước châu Á sử dụng Amiăng. Hiện nay có khoảng 5000 công nhân trực tiếp tiếp xúc trong sản xuất tấm lợp A-C. Tấm lợp A-C được cung cấp và tiêu thụ chủ yếu cho hàng triệu người dân có thu nhập thấp ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ thiên tai, bão lụt với sản lượng mỗi năm khoảng 80 triệu m2.
Tất cả các loại amiang, kể cả Amiăng trắng (Chrysotile) được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người. Các bằng chứng là rõ ràng và tiếp tục được tích lũy, cập nhật. Tạp chí chuyên đề số 100C của IARC năm 2012 đã kết luận sau khi rà soát hàng trăm nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí quốc tế như sau “mặc dù có sự khác biệt về mức độ độc hại trong các nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố, nhưng kết luận chung là tất cả các loại Amiăng, bao gồm cả Amiăng trắng, đều gây ung thư” và “không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư”. Các nước Mỹ, Đức, Úc, Liên minh Châu Âu đều khẳng định tất cả các loại amiăng bao gồm cả amiăng trắng là chất gây ung thư ở người.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho biết về bản chất hóa học, amiăng là một chất rất trơ như mảnh vụn thủy tinh, không tác dụng với bất kỳ chất gì cả. Amiăng có rất nhiều loại. Loại thường được khai thác để sử dụng thường có dạng sợi mảnh, dùng để trộn với xi măng hoặc dệt thành vải.
Sản phẩm từ amiăng cách nhiệt rất tốt bởi amiăng phải lên tới 1500 độ C mới nóng chảy. Vì vậy, amiăng thường được dùng để sản xuất các loại áo cứu hỏa, làm đồ lót chống cháy, bếp điện, tủ sấy, lò nung...
Phó giáo sư Côn nhận định, từ trước đến nay, amiăng là nguyên liệu tuyệt vời để chống cháy, cách nhiệt. Sau này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra sợi amiăng rất mảnh. Khi người công nhân khai thác hoặc chế biến, sợi amiăng gãy vụn ra, thành những mảnh nhỏ li ti, rất nhẹ, rất sắc giống như mảnh thủy tinh. Những mảnh rất nhỏ này ở trong bụi, khi con người hít vào trong phổi, amiăng có thể vào đến tận đáy phế nang và các nội bào.
Nguy cơ chết người từ bụi khí amiăng
Bụi khí amiăng có thể gây các bệnh về phổi. Tỷ lệ ung thư của công nhân tiếp xúc amiăng cao gấp 1,8 lần với công nhân bình thường.
"Khi phổi co giãn liên tục, mảnh amiăng như một lưỡi kiếm sắc, đâm thủng phế nang gây thương, tạo ra những vết thương không bao giờ lành", Phó giáo sư nói.
Ông phân tích, cơ thể chúng ta có cơ chế bảo vệ vết thương bằng cách tiết ra một chất để bọc vật thể đó lại. Vết thương từ amiăng qua thời gian thành những vết sẹo. Từ đó, phế nang chứa hàng trăm nghìn những vết sẹo không lành. Theo cơ chế biến đổi, chúng tạo thành khối u ác tính. Người hít phải bụi khí amiăng thường mắc các bệnh về phổi.
Ngoài ra, amiăng còn nguy cơ gây ung thư thanh quản, buồng trứng, trung biểu mô... Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 40 năm.
Phó giáo sư nhận định, trước khi phát hiện ra amiăng có khả năng gây ung thư, tỷ lệ ung thư của công nhân tiếp xúc amiăng cao gấp 1,8 lần với công nhân bình thường.
Việt Nam là một trong 6 nước vẫn sử dụng lượng lớn amiăng trong sản xuất, với hơn 50.000 tấn mỗi năm. Gần 80% amiăng nhập khẩu được sử dụng để làm tấm lợp. Ngoài ra, amiăng có trong một số vật liệu, sản phẩm cách nhiệt, cách điện, chống cháy, má phanh, tấm trần... Những công việc có thể phát sinh bụi amiăng chủ yếu trong quá trình sản xuất như xé bao, nghiền, trộn, khoan, nổ mìn... Các dạng chất khác nhau chủ yếu của amiăng như amiăng trắng, xanh và nâu...
Tuy nhiên, Phó giáo sư Côn cho biết, amiăng gây ung thư theo cơ chế cơ học, chỉ khi nào ở dạng bụi, hạt, mảnh gãy rất nhỏ và con người hít phải mới gây ung thư. Còn khi amiăng kết rắn trong những tấm lợp xi măng sẽ không có tác hại. Nguyên nhân bởi khi được kết rắn, chúng không còn những sợi vụn bay nữa. "Khi bụi amiăng thành vật để sử dụng thì không gây độc hại", Phó giáo sư Côn khẳng định.
Chuyên gia khuyến cáo, công nhân làm việc tại các xí nghiệp khai thác, chế biến, làm tấm lợp amiăng, dệt vải... phải đặt việc bảo hộ lên hàng đầu. Người dân sống gần các nhà máy sản xuất các vật liệu chứa amiăng khi có biểu hiện bệnh do bụi amiăng cần đi khám và báo cho các cơ quan có thẩm quyền (môi trường, y tế) để kiểm tra, xử lý và điều trị bệnh kịp thời.
Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi amiăng từ năm 1976 được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù. Nhật Bản cấm sử dụng amiăng từ năm 2012 ở tất cả ngành công nghiệp. Trên thế giới, từ năm 2013 đến nay có hơn 60 nước đã cấm sử dụng tất cả các dạng amiăng.
Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lao động quốc tế đều khuyến nghị cấm hoàn toàn sử dụng mọi dạng amiăng. Đây là cách hiệu quả nhất để loại bỏ các bệnh liên quan đến chất này.
Bình luận: Tôi cũng thấy giáo sư nói đúng. Tôi xa quê đi làm vài năm, giờ quay về thấy đàn ông trong làng 50-60 tuổi là chết vì ung thư hết rồi. Nhà nào cũng chỉ còn mỗi phụ nữ. Để ý mới thấy là họ toàn hứng nước mưa từ tấm lợp, rồi chứa vào bể nước bê tông để uống cả đời, tôi nghĩ nguyên nhân từ đây mà ra.
Các khuyến cáo của ngành y tế cho người người lao động và người dân để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh liên quan đến amiang:
– Đối với người lao động:+ Làm một số ngành nghề công việc sau có thể phải tiếp xúc với amiăng và mắc bệnh: Sản xuất vật liệu xây dựng tấm lợp amiăng; Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng; Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng; làm cách nhiệt bằng amiăng; Tháo dỡ các công trình xây dựng có sử dụng amiăng; Thao tác khô với amiăng trong kỹ nghệ chế tạo ximăng amiăng; Chế tạo các loại bộ phận má phanh ô tô, bìa giấy bằng amiăng…
+ Dự phòng các bệnh có liên quan đến Amiăng: Sử dụng các loại trang thiết bị phòng hộ cá nhân đúng tiêu chuẩn chất lượng (quần áo, giầy dép, khẩu trang); Không hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc; Tắm rửa thay quần áo tại nơi lao động, không mang quần áo bẩn về nhà để giặt rũ; Định kỳ khám, chụp phim X quang phổi, đo chức năng hô hấp để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm bệnh có liên quan đến Amiăng…Khi có các dấu hiệu của bệnh liên quan đến Amiăng, cần thông báo ngay cho cơ quan y tế (Các biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh như: Đau tức ngực và khó thở, đau tức ngực khi gắng sức là hai triệu chứng chính của bệnh; Ho kéo dài; lúc đầu ho khan, sau ho kèm theo khạc đờm; Ho ra máu, thở khò khè…)
– Đối với người dân:
+ Nếu gia đình đang sử dụng tấm lợp A-C thì không tự ý tháo dỡ, vứt bỏ vật liệu chứa amiang mà cần có tư vấn của cơ quan môi trường địa phương, không dùng các tấm Amiăng vỡ để lát đường, làm chuồng trại;
+ Nếu sống gần các nhà máy sản xuất các vật liệu chứa Amiăng (tấm lợp, má phanh..). Khi có các biểu hiện bệnh do bụi Amiăng cần đi khám và báo cho các cơ quan có thẩm quyền (môi trường, y tế) để kiểm tra, xử lý và điều trị bệnh kịp thời.
Bụi phổi AMIANG
T6, 09/10/202 nguồn bệnh viện
1. Đại cương
1.1.Thuật ngữ:
Tiếng việt gọi là bệnh phổi Atbet; Tiếng Anh: Abestosis .
- Định nghĩa: là bệnh xơ hoá phổi không tạo thành u hạt do hít phải sợi amiăng, bệnh tiến triển chậm, xơ hóa phổi lan tỏa. Có thể có tổn thương màng phổi .
1.2. Tình hình mắc bệnh
- Tỷ lệ có xu hướng tăng dần (ILO: tổ chức lao động thế giới): tại Anh: (1991) có ít nhất 30.000 người tiếp xúc, trong khoảng 1981-1988 hằng năm có 200 người được chẩn đoán. Tại Pháp năm (1980): 200 người được chẩn đoán bệnh bụi phổi amiăng .
- Việt Nam: (1967) tại một nhà máy sản xuất amiăng: 5,6% mắc bệnh (Nguyễn Đình Hường) .
1.3. Bệnh sinh
1.3.1. Bụi Amiăng
Amiăng là hỗn hợp các chất Silicat, sắt, nhôm, canxi, magie dưới dạng sợi có hai loại: loại xoắn, mềm, ít độc; loại cứng: sắc, độc hơn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Loại sợi cứng có kích thước dài 8mm, nguy hiểm nhất .
Có 2 loại amiăng chính: Sepentin và amphibol .
- Nhóm amphibol gồm:
+ Crocidolit (amiăng xanh) công thức Na20..Fe203.3Fe0.8Si02.H .
+ Amosit: 5,5Fe0-1,5 Mg0.8Si02.H20 .
+ Anthophylit: 7Mg.0Si02.H20 .
+ Tromolit: 2Ca0.5Mg0.0Si02.H20 .
+ Actinolit: 2Ca0.4Mg0.Fe0.8Si02.H20 .
- Nhóm Serpentin: Crysotil (Amiăng trắng): 3Mg0.2Si02.2H20 đây là loại phổ biến nhất .
- Do là vật liệu có tính cách nhiệt, chống cháy, chịu acid, cách điện, cách âm, amiăng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp. những người phơi nhiễm thuộc là công nhân khai thác mỏ và xay xát sợi amiăng, làm việc tại các ngành công nghiệp có sử dụng amiăng như may, xi măng, đóng tàu, sản xuất vật liệu chịu nhiệt, tham gia phá rỡ các tòa nhà...
1.3.2. Cơ chế
+ Chưa rõ ràng
+ Khi vào phổi sợi Amiăng như kim sắc, nhỏ đâm vào phế nang, kích thích gây tăng sản và sơ hoá tổ chức kẽ. Sợi có thể đâm và di chuyển vào màng phổi gây tràn dịch, dày dính .
+ Các nghiên cứu gần đây cho rằng: sợi amiăng lắng đọng tại các tiểu phế quản, nơi phân chia của ống phế nang, tác dụng gây độc trực tiếp kết hợp với các chất trung gian gây viêm như gốc oxy tự do, các protease, cytokin và yếu tố tăng trưởng do các tế bào viêm giải phóng ra tham gia vào quá trình hình thành và phát triển xơ hóa phổi, màng phổi .
+ Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh do làm suy yếu hệ thống làm sạch của phổi dẫn đến tăng tích lũy amiăng tại phổi .
+ ở giai đoạn cuối tại phế nang và tổ chức krx có hiện tượng giảm tế bào phế nang tuýp I và II, đồng thời tăng đại thực bào phế ang, lympho bào, bạch cầu đa nhân trung tính và ái toan, tăng sinh xơ bào và tích lũy sợi collagen .
1.4. Giải phẫu bệnh lý
- Xơ hoá phổi, vách phế nang dày do thâm nhiễm tế bào viêm và xơ hoá, nhiều đại thực bào chứa sợi Amiăng .
- Viêm tắc các phế quản nhỏ .
- Có các bóng khí thũng dưới màng phổi. Màng phổi xơ dày thành từng mảng .
- ở đường thở nhỏ, Trong các phế quản nhỏ và phế nang và khoảng kẽ có các sợi amiăng, các tế bào viêm: đại thực bào, đại thực bào ăn bụi, lympho bào, bạch cầu đan nhân trung tính, có biểu hiện của xơ hóa như tích lũy các xơ bào, sợi collagen. Tổn thương phần lớn là xơ hoá trong, lan toả, xen kẽ có chỗ hoại tử hoặc vôi hoá kết hợp với viêm nội mạch .
2. lâm sàng và cận lâm sàng
- Bệnh xuất hiện sau 10-20 năm tiếp xúc, nếu tiếp xúc nhiều 5-10 năm .
- Khó thở là chủ yếu, khó thở gắng sức .
- Đau ngực kiểu đau màng phổi .
- Giai đoạn tiến triển có thể thấy ran nổ nhỏ hạt lan tỏa hai bên .
- Giai đoạn cuối có ngón tay dùi trống, tâm phế mạn .
- Chức năng hô hấp: Rối loạn thông khí hạn chế, hội chứng Block phế nang-mao mạch, giảm độ đàn hồi của phổi .
- Xquang: hình ảnh của bệnh phổi kẽ: hình lưới là chủ yếu , khu trú ở 2/3 dưới, nhất là góc sườn hoành phải. Vôi hoá màng phổi đối xứng hai bên, xuất hiện ở khoảng 50% các trường hợp và là dấu hiệu Xquang quan trọng gợi ý tổn thương phổi do tiếp xức bụi amiăng, thường gặp ở người tiếp xúc lâu năm (>20 năm) ở nồng độ bụi thấp và thường không có xơ hoá phổi kèm theo hình ảnh dày dính màng phổi. Vị trí vôi hóa thường ở khoảng gian sườn số VI đến số IX và dọc theo cơ hoành. Có thể có xẹp phổi vùng ngoại vi, tạo nên hình ảnh xẹp phổi trong. ở giai đoạn sớm có thể có hình ảnh kính mờ làm nhòe gianh giứoi của tim và cơ hoành, tạo lên hình ảnh tim xù xì (“shaggy heart” sign). Khi đã có hình ảnh phổi tổ ong, đỉnh phổi có thể bị tổn thương .
- Phim HRCT: 30% người nhiễm amiăng 30% có bất thường trên phim HRCT mặc dù Xquang ngực chuẩn bình thường. Các bất thường gồm:
+ Đường mờ dưới và song song với màng phổi .
+ Nhu mô phổi thô, xơ hóa vùng nền và phía sau .
+ Mảng xơ, vôi hóa màng phổi .
+ Hình ảnh phổi tổ ong .
3. Các thể bệnh
3.1. Xơ hoá phổi
3.2. Tổn thương màng phổi lành tính
Tràn dịch huyết thanh Fibrin, dày màng phổi , vôi hoá màng phổi .
3.3. ác tính
- Ung thư phổi loại tế bào nhỏ dạng biểu bì, không có xơ hoá phổi kèm theo thường gặp ở thuỳ dưới hoặc giữa (có một số tác giả coi đây là biến chứng của bệnh) .
- U trung biểu mô màng phổi .
3.4. Chai da tay
Do bốc dỡ amiăng, không có biến chứng thành ung thư .
4. Tiến triển và biến chứng
- Bệnh thường tiến triển chậm, các tổn thương xơ hoá phổi, tổn thương màng phổi không hồi phục và có khuynh hướng phát triển theo thời gian tiếp xúc .
- Các biến chứng:
+ Rối loạn tạo máu: u tuỷ, bạch cầu lympho, u nguyên bào lympho .
+ Tâm phế mạn, suy hô hấp .
+ Lao phổi .
+ Viêm phế quản mạn, khí phế thũng .
+ Giãn phế quản .
5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán dựa vào:
+ Tiền sử tiếp xúc .
+ Các triệu chứng lâm sàng .
+ Xquang, HRCT .
+ Đo thông khí phổi .
+ Xác định sợi / thể amiăng trong đờm , dịch rửa phế quản-phế nang hoặc mảnh sinh thiết phổi .
6. Điều trị
- Không có điều trị đặc hiệu .
- Điều trị triệu chứng là chủ yếu, chưa có thuốc điều trị làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh .
- Dự phòng bằng bảo hộ lao động là chủ yếu:
+ Ngừng hút thuốc lá .
+ Phát hiện sớm .
+ Phòng nhiễm cúm, phế cầu và điều trị kịp thời khi bị nhiễm khuẩn .
7. Tiêu chuẩn giám định bụi phổi AMIĂNG